Bài viết

HỌC SINH XEM LẠI BÀI GIẢNG LỚP 12 TRÊN ĐÀI PT-TH QUẢNG NAM

  • PDF.InEmail

LỊCH XEM CHI TIẾT CÓ ĐIỀU CHỈNH: TẠI ĐÂY

QRTDH

KỶ NIỆM 128 NĂM NGÀY SINH NHẬT BÁC (19-5-1890; 19-5-2018)

  • PDF.InEmail

          Kỷ niệm 128 ngày sinh nhật Bác

                  (19-5-1890; 19-5-2018)

Hà Phan

HCM19 tháng 5, lật lại từng trang sách với những câu chuyện kể về Người, lòng lại dâng lên niềm cảm xúc về nhân cách sống giản dị và vô cùng trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc, chỉ biết “ Quên mình cho hết thảy; Như dòng sông chảy nặng phù sa”. Thơ Tố Hữu

Trên trang nhất báo Cứu Quốc xuất bản tại Hà Nội, ngày 18-5-1946, có đăng một bài báo với tựa đề: “Cụ Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam”. Bài báo đã chính thức thông báo dân tộc Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng Trù huyện Nam Đàn, Nghệ An... Và, kể từ thời điểm đó, mỗi dịp tháng 5 về, hàng triệu trái tim người Việt bồi hồi, tưởng nhớ ... Từ ngôi nhà ba gian trong vườn ông Hoàng Xuân Đường (ông ngoại). Với hương sen thoang thoảng, một người mẹ Việt Nam vỹ đại đã hun đúc sinh thành nên một con người, một tâm hồn thanh cao, một nhân cách lớn toả ngát hương sen giữa đời: Nguyễn Sinh Cung- Hồ Chí Minh.

Trong hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ghi lại: Ngày 19-5-1946, nhân dân cả nước vui mừng đón chào, khi lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm ngày sinh nhật cho Bác Hồ: Hình ảnh các cháu thiếu nhi nội, ngoại thành Thủ đô Hà Nội, vốn là trẻ bán báo, trẻ mồ côi tại các ngôi trường Bác đã từng đến thăm, rộn ràng mang theo trống ếch những huy hiệu là các con chữ “i tờ” của phong trào diệt giặc dốt đến tặng Chủ tịch nước và hát những bài ca cách mạng. Tiếp đó, là đoàn đại biểu các chiến sĩ Nam bộ từ chiến trường ra công tác và đoàn đại biểu văn hóa cứu quốc đến chúc thọ người khởi xướng và lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Phát biểu đáp lại lòng kính mến của đồng bào dành cho mình, Người nói: “Tôi chưa xứng đáng với sự săn sóc của đồng bào. Vì tôi hãy còn là một thanh niên, tuổi 56 chưa đáng được đồng bào chúc thọ. Chỉ vì một nhà báo nào đó biết đến ngày sinh của tôi mà đem ra làm rộn đồng bào. Từ trước đến nay tôi đã là người của đồng bào, thì từ nay về sau tôi vẫn thuộc về đồng bào. Tôi quyết giữ lòng trung thành với Tổ quốc…”. Sự giản dị thanh cao của Người là bài học cho tất cả chúng ta. Không đề cao vai trò cá nhân, chống sùng bái cá nhân. Vũ Kỳ kể, chuyện rằng: Nhân chuyến dưỡng bệnh tại Trung Quốc (1967), Vũ Kỳ theo Bác vào viếng Khổng Miếu. Trên đường vào cổng Người đọc và phân tích câu nói Mạnh Tử phát triển từ quan điểm Khổng Tử “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi kinh”, Người phân tích: dân là quý hơn tất cả,  vì có dân mới có sơn hà xã tắc, phải lo cho dân trước hết, sau đó là đất nước còn Vua là xem nhẹ”. Trong khi lúc này Người là Chủ tịch nước, là ông Vua của một nước.  Người không tỏ ra quan tâm tới sinh nhật của mình và từ chối việc tổ chức mừng sinh nhật để tránh những nghi lễ phiền phức tốn kém. Có lần Người đã nói: “Bác cảm ơn các chú đã có lòng, nhưng trong lúc toàn dân ta đang kháng chiến gian khổ, mọi công việc hết sức khẩn trương mà lại còn tổ chức chúc thọ một cá nhân là không nên”. Hoặc “Hôm nay, đồng bào cho tôi nhiều hoabánh kẹo. Những thứ đó đáng giá cả. Xin đồng bào nghĩ đến các đồng bào nghèo khó, hơn là hao phí cho tôi”. 

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa II năm 1963 khai mạc ngày (18-5-1963) đúng vào dịp chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 73 ngày sinh của Bác Hồ kính yêu. Trong kỳ họp này, các đại biểu Quốc hội đã nhất trí đề nghị Quốc hội trao tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta. Biết tin, Bác nói: “Tôi vừa nhận được một tin tức làm tôi rất cảm động và sung sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội. Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao? Vì Huân chương là để thưởng người có công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội”. Bác nói tiếp: “Miền Nam thật là xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc” và xứng đáng được tặng Huân chương cao quý nhất, vì những lẽ đó, tôi xin Quốc hội đồng ý thế này: Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình, thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng vui mừng”. Đây là điều mà hôm nay tất cả chúng ta trăn trở thương Bác, trước nằm xuống trên ngực Người không có một huân chương.                                   

Ngày 19-5-1969, sinh nhật cuối cùng trong cuộc đời 79 mùa xuân của Người, sau khi tiếp các cháu là con của các đồng chí phục vụ đến chúc thọ, Bác xem kỹ lại toàn bộ bản Di chúc mà mình đã viết, bổ sung vào các năm trước. Trong những giờ phút thiêng liêng cuối đời, Bác vẫn dành những tình cảm sâu nặng ân tình cho quê hương, đất nước: “ Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thǎm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta…”. Và Người đã đi xa khi ý định đó không thành, (9giờ 47 phút, ngày 02-09-1969) quả tim lớn đã ngừng đập. Người đã về với thế giới người hiền, 49 năm trôi qua, mỗi người chúng ta được sưởi ấm bởi tình cảm, đạo đức Bác gửi lại, bên tai như văng vẳng lời di nguyện của Người trước khi về cõi vĩnh hằng. ”Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.”. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đã, đang làm theo lời Người. Đang hiện thực hóa qua những mốc son: Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc sau 30 năm (1945-1975) " Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" đưa non sông về một mối Bắc Nam sung họp một nhà; tiến hành công cuộc đổi mới (12-1986) và thực hiện CNH-HĐH đất nước (8-1996); đưa dân tộc bước qua ngưỡng nước nghèo năm 2006; đang xây dựng đất nước ta và đang hướng đến mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

KỶ NIỆM 64 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7-5-1954 ; 7-5-2018)

  • PDF.InEmail

           KỶ NIỆM 64 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7-5-1954 ; 7-5-2018)

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam được đắp xây bằng những chiến công chói lọi tạo nên mốc son qua từng thời kỳ. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ (1946-1954) khoảng thời gian 9 năm dân tộc ta, quân đôi ta trong thời đại Hồ Chí Minh đã làm nên chiến công hiển hách “ lừng lẫy năm châu chất động địa cầu ” và đi vào lịch sử dân tộc “…. như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”. Tổng Bí thư Lê Duẫn đã khẳng định.

dbp1Hôm nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kỷ niệm 64 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2018). ngày quân và dân ta làm nên chiến thắng có ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại ấy vẫn luôn tỏa sáng. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau, những bài học lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị. Bài học đại đoàn kết, bài học chiến tranh nhân dân.

Chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến công lớn nhất, chói lọi nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Chiến thắng này đã góp phần quyết định đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp lần thứ hai (19/12/1946- 7/5/1954), buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, đưa cách mạng Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia bước sang một thời kỳ mới. Chiến thắng đã góp phần quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, từ lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vang vọng non sông:

Hỡi đồng bào toàn quốc!….Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ….Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước…” .

Tại Đại hội Đảng lần thứ 2 ( 2/1951) Hồ Chủ tịch đã nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. ”

dbp2

Phát huy cao nhất tinh thần ấy, cả dân tộc ta đã dồn sức cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ. Một biểu tượng, rất giản dị và điển hình của chiến tranh nhân dân Việt Nam, 2 vạn chiếc xe đạp thồ - phương tiện hết sức thô sơ nhưng đã được hàng vạn thanh niên xung phong sử dụng hiệu quả để vận chuyển quân lương, đạn dược lên chiến trường Tây Bắc. Cả nước đã huy động tới 62.000 dân công, thanh niên xung phong tham gia xây dựng và sửa chữa cầu, đường, bến bãi; vận chuyển hơn 25.000 tấn lương thực, thực phẩm, hàng nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn dược ra mặt trận... Lớp lớp thanh niên tuổi còn mười tám, đôi mươi đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường Điện Biên Phủ ác liệt. Những gương anh hùng chân trần áo vải xả thân vì cuộc chiến, lấy thân mình lấp lỗ châu mai - Phan Đình Giốt; lấy thân mình làm giá súng- Bế Văn Đàn; hay quả cảm chèn lưng cứu pháo - Tô Vĩnh Diện…Tất cả đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, tượng đài sừng sững trong tâm khảm của mọi người dân Việt Nam và là tượng đài bất tử của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khẳng định kinh nghiệm quý báu về phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Kế thừa những kinh nghiệm đó, những năm qua, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng và đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc. Đảng ta xác định, dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách của cách mạng. Việc giải quyết thành công vấn đề dân tộc nên đã tạo được sự đồng thuận xã hội, giúp cho khối đại đoàn kết được củng cố vững chắc, trở thành động lực to lớn cho cách mạng. Trong tình hình mới, sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vẫn là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân.

Để không ngừng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đòi hỏi chúng ta phải thực sự mở rộng dân chủ, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, chống mọi biểu hiện dân chủ hình thức, chỉ có như vậy mới tạo nên sự đoàn kết, thống nhất thực sự giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Chỉ trên cơ sở sự đồng tình ủng hộ và tham gia tự nguyện của nhân dân, giữ vững được thế trận lòng dân, chúng ta mới giữ vững ổn định chính trị, tạo nên sức mạnh đưa công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN đến thành công.

Kỷ niệm 64 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 ; 7-5-2018), chúng ta càng thêm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam, tự hào về Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Dù phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức, song chúng ta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân và toàn quân ta sẽ đoàn kết một lòng, đồng tâm hiệp lực, triệu người như một, mang hết tài năng, trí tuệ và công sức cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"./.

HÀ PHAN

KỈ NIỆM 63 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (07/5/1954 - 07/5/2017)

  • PDF.InEmail

30-4aCách đây 63 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, một trong những chiến công hiển hách nhất, vĩ đại nhất “Mãi mãi được ghi vào lịch sử của dân tộc ta như một Bạch Đằng, Chi Lăng hay Đống Đa của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh”.

            Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là đỉnh cao của cuộc kháng chiến lâu dài, anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, chấm dứt ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta, buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Giơ - ne - vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương, buộc nước Pháp và các nước tham dự Hội nghị phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

          Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, nhưng trước hết là sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta và Bác Hồ. Dưới sự lãnh đạo đó, nhân dân ta biết đoàn kết một lòng để tạo nên sức mạnh của cả dân tộc đứng lên kháng chiến, cả nước cùng một mặt trận, tập trung sức người, sức của để chi viện cho Điện Biên Phủ; là sự trưởng thành về mọi mặt của tinh thần quyết chiến, quyết thắng của lực lượng vũ trang nhân dân ta trên chiến trường. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chưa bao giờ quân và dân ta đứng trước một nhiệm vụ nặng nề, to lớn như cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, chưa bao giờ chúng ta có được khí thế mạnh mẽ, cao trào thi đua giết giặc lập công sôi nổi, rộng khắp như bấy giờ. Khí thế hào hùng đó được thể hiện ở tinh thần bền bỉ, khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi gian khổ, hy sinh thiếu thốn, chấp hành nghiêm mệnh lệnh chiến trường để hoàn thành nhiệm vụ. Những tấm gương dũng cảm hy sinh của cán bộ chiến sỹ ta như: Anh hùng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Hoàng Văn Nô…Đó còn là tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân dân ta trên các mặt trận Bắc - Trung - Nam và các chiến sỹ tình nguyện trên chiến trường Lào, Campuchia.

Dân tộc ta tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống Điện Biên Phủ, với đường lối cách mạng đúng đắn, sự chỉ đạo tài tình của Đảng, quân và dân ta đã làm nên đại thắng Mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước bước vào thời kỳ mới, thời kì độc lập gắn với chủ nghĩa xã hội.

30-4b

          Nhân kỷ niệm 63 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng ta càng thêm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam, tự hào về Tổ quốc ta, Đảng ta, nhân dân ta và sự nghiệp cách mạng của quân dân ta. Sự đổi thay kỳ diệu của đất nước trong hoà bình nhắc nhở mỗi chúng ta phải ra sức học tập và phấn đấu để xứng đáng với sự hy sinh của bao thế hệ cha anh. Dù phía trước còn nhiều nguy cơ, thách thức nhưng chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” Điện Biên Phủ sẽ không ngừng được phát huy, công cuộc đổi mới đất nước sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn.

          Hoà trong không khí thi đua sôi nổi của cả nước chào mừng kỷ niệm 63 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, hướng tới kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mỗi chúng ta càng phải quyết tâm thi đua lao động, học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng văn minh giàu đẹp.

                                                                                                                                  Văn Tú

                                                                      

CHÙM ẢNH VỀ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954

 30-4c

30-4d

30-4e

30-4f

30-4g

30-4h

30-4h1

30-4h2

30-4h3

30-4h4

30-4h5

30-4h6

KỶ NIỆM 131 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (1/5/1886 - 1/5/2017)

  • PDF.InEmail

KỶ NIỆM 131 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG

( 1/5/1886 - 1/5/2017)

Hà Phan

1-5Ngày Quốc tế Lao động 1/5 ra đời từ cuộc đấu tranh của những người công nhân nước Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX (1/5/1886). Do lòng tham vô độ của giới tư bản, bóc lột bằng tăng giờ làm đã đẩy công nhân đến cùng cực. Không còn con đường nào khác công nhân đứng lên đấu tranh. Từ cuộc bãi công không đến nhà máy của hơn 40.000 công nhân với giới chủ tư bản ở công xưởng tại Chicago họ tổ chức mittinh, biểu tình trên đường phố với biểu ngữ "Từ ngày hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ học tập", ngọn lửa đấu tranh, bãi công của công nhân đã lan sang thành cuộc biểu tình lớn tại các bang, trung tâm thành phố lớn ở nước Mỹ và thành phố Washington, NewYork, Boston...Trong những ngày đó, số người tham gia tại các trung tâm công nghiệp trên 5.000 cuộc bãi công với 340.000 công nhân tham gia.

Cuộc bãi công, biểu tình của công nhân bị giới chủ tư bản lúc này đàn áp nặng nề. Hàng trăm công nhân bị giết và bị thương, nhiều nhất là các thủ lĩnh công đoàn bị cầm tù, tra tấn. Vụ đàn áp này gây ra chấn động lớn với công nhân và tổ chức công đoàn toàn thế giới. Ở các nước Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan... công đoàn lãnh đạo công nhân tổ chức nhiều cuộc tuần hành, biểu tình bày tỏ sự đồng tình với công nhân Mỹ.

Đây là thắng lợi của giai cấp công nhân, của phong trào công nhân toàn thế giới. Hơn một năm sau (11/1897), chính quyền buộc ban hành đạo luật ngày làm việc 8 giờ. Ba năm sau đó kể từ cuộc bài công Chicago ngày 14/7/1889, Đại hội thành lập Quốc tế cộng sản lần thứ II được triệu tập tại Paris (Pháp), phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy tại Chicago nói riêng và công nhân Mỹ nói chung được đưa lên bàn nghị sự. Và cũng từ diễn đàn thành lập Quốc tế cộng sản lần II, Nghị quyết lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày đoàn kết đấu tranh của công nhân lao động trên toàn thế giới và cũng từ đó ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động. Một năm sau (1890) lần đầu tiên Ngày Quốc tế Lao động 1/5 được tổ chức quy mô trên phạm vi toàn thế giới.

Trong cả thế kỷ XX nhất là từ khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (1917) và những năm sau đó Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành thành trì phe xã hội chủ nghĩa, ngày 1/5 như là biểu tượng của thắng lợi của giai cấp vô sản. Qua ngày này, các nước biểu lộ tình đoàn kết với những người lao động các nước khác trên toàn thế giới. Hồ Chí Minh nói về mối tình đoàn kết không biên giới của giai cấp vô sản

                                          "Quan sơn muôn dặm một nhà,

                                       Bốn phương vô sản đều là anh em ".

Ngày 1/5 ở các nước tư bản chủ nghĩa là ngày biểu dương cho lực lượng lao động, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và tiến bộ công bằng xã hội; cũng là ngày các tổ chức công đoàn đã có những yêu sách với giới chủ tư bản có những chính sách tốt hơn nhằm hướng đến cải thiện đời sống những người lao động.

Ở Việt Nam, giai cấp công nhân ra đời sau so với các nước Châu Âu, Châu Mỹ... Từ khi thực dân Pháp khai thác nước ta lần thứ nhất (1897 - 1913) thì giai cấp công nhân mới bắt đầu ra đời và đến cuộc khai thác lần II (1919 - 1929) cả nước lúc này công nhân khoảng 22 vạn. Công nhân việt Nam ra đời trong lòng đất nước thuộc địa, phong kiến nên cuộc đấu tranh với tư bản mại bản (tư bản Pháp) gắn kinh tế với đấu tranh chính trị. Vấn đề dân tộc độc lập được đặt lên hàng đầu trong các cuộc đấu tranh hơn là tăng lương, giảm giờ làm. Sự phát triển các phong trào thể hiện từ tự phát đến tự giác. Biểu hiện rõ nhất ngày 1/5/1925 công nhân Chợ Lớn (Sài Gòn), công nhân đường sắt Dĩ An (Đà Nẵng) biểu tình bày tỏ ý chí bảo vệ Liên bang Xô viết. Cuộc bãi công của công nhân đóng tàu Ba Son (Sài Gòn) tháng 8/1925, bãi công đòi tăng lương giảm giờ và đặc biệt cuộc bãi công ủng hộ cuộc đấu tranh công nhân Thượng Hải (Trung Quốc) là biểu hiện ban đầu đấu tranh có tổ chức của giai cấp công nhân Việt Nam. Những cuộc đấu tranh đầu tiên ấy đánh dấu sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, một mốc son trong phong trào công nhân Việt Nam phát triển từ tự phát đến tự giác.

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), dưới sự lãnh đạo Đảng giai cấp công nhân luôn lấy ngày 1/5 làm ngày đoàn kết đấu tranh. Cuộc đấu tranh ngày 1/5/1930 là khởi đầu của cao trào cách mạng 1930 - 1931, là bước ngoặt gắn tình đoàn kết của giai cấp công nhân Việt Nam với công nhân toàn thế giới. Lần đầu tiên ở Việt Nam, một nước thuộc địa mà từ thành thị đến nông thôn, từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam nhiều nơi treo cờ Đảng để mitinh, tuần hành. Đảng đã hướng dẫn, vận động Công hội, công nhân biểu tình, kỷ niệm Quốc tế Lao động 1/5, đấu tranh đòi quyền lợi và qua đó tỏ tình đoàn kết với công nhân lao động toàn thế giới.

Cách mạng Tháng Tám thành công. Ngày 18/2/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 22c/NV/CC quy định ngày 1/5 là một trong những ngày lễ chính thức của nước ta. Tiếp đó, ngày 29/4/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 56, theo đó công nhân được hưởng nguyên lương ngày nghỉ Lễ Quốc tế Lao động 1/5. Ngày 1/5/1946 lần đầu tiên Ngày Quốc tế Lao động được tổ chức trên toàn đất nước, hơn 20 vạn nhân dân lao động được tề tựu về tại Quảng trường Ba Đình để dự Lễ Quốc tế Lao động 1/5. Tại đây Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi "... Cùng đồng bào Tổ quốc! Cùng anh, em lao động! Ngày 1/5 là ngày tết chung cho lao động các nước trên thế giới. Đó là ý nghĩa đoàn kết rất sâu xa. Ơ nước ta lần này là lần đầu mà đồng bào ta, anh chị em lao động ta, được tự do đón tiếp ngày 1/5. Vậy nên ý nghĩa càng sâu xa hơn nữa...".

Hơn 30 năm đổi mới (1986 - 2017) cùng với quá trình phát triển của đất nước, giai cấp công nhân Việt Nam đã có những bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, đóng góp hơn 65% tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% ngân sách nước nhà. Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 20/NQ-TW về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, với lực lượng gần 9 triệu đoàn viên, gần 130 nghìn công đoàn cơ sở, tổ chức Công đoàn Việt Nam luôn vượt qua mọi khó khăn, thử thách; chủ động sáng tạo, đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động để thu hút, tập hợp ngày càng đông đảo công nhân viên chức lao động và hành động sát thực hơn, ý nghĩa hơn với vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nêu rõ: “Quan tâm, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của công nhân; bảo đảm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc, nhà ở, các công trình phúc lợi phục vụ cho công nhân; sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, …để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân”.

Kỷ niệm 131 năm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 diễn ra vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, kỷ niệm 42 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017). Phát huy truyền thống quý báu của dân tộc và giai cấp công nhân Việt Nam, kỷ niệm 131 năm Ngày Quốc tế Lao động, giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta nguyện đoàn kết, sát cánh cùng công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, quyết tâm cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng./.

SỐNG MÃI VỚI KÝ ỨC NGÀY 30/4/1975

  • PDF.InEmail

Chiến tranh đã lùi xa 42 năm, nhưng đối với mỗi người dân Việt Nam thì lịch sử ngày 30/4/1975 vẫn còn vẹn nguyên trong kí ức. Bởi lẽ, đó là ngày đánh dấu một cột mốc vĩ đại trong chiều dài lịch sử dân tộc, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của khí phách và trí tuệ con người Việt Nam. Ngày mà nhân dân Việt Nam được đoàn tụ dưới “mái nhà chung” xã hội chủ nghĩa, non sông thu về một mối, Bắc - Nam nối liền một dải, vĩ tuyến 17 - cầu Hiền Lương (Bến Hải) chỉ còn là di tích lịch sử một thời.

Có thể nói, cuộc kháng chiến chống Mỹ là một trong những cuộc chiến tranh cứu nước dài ngày nhất, ác liệt và phức tạp nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Nhìn lại lịch sử, sau năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta vừa giành thắng lợi chưa được bao lâu, nhưng với âm mưu thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, thế lực cầm quyền hiếu chiến Mỹ đã đưa quân xâm lược miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự, làm bàn đạp tấn công miền Bắc Việt Nam và các nước XHCN.30t4

Thiết tha yêu hòa bình, nhưng kẻ thù lại buộc nhân dân ta phải cầm súng bước vào cuộc kháng chiến cứu nước trường kỳ vô cùng gian khổ. Hàng triệu người Việt Nam yêu nước đã chung sức, đồng lòng, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ, từ chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", "Chiến tranh cục bộ" đến chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Cùng "chia lửa" với đồng bào miền Nam, quân và dân miền Bắc đã kiên cường đánh bại chiến lược “chiến tranh phá hoại” của Mỹ bằng không quân và hải quân, làm cho địch thất bại nặng nề trên cả hai miền Nam - Bắc, tạo bước phát triển mới cả về thế và lực trên khắp các chiến trường, là điều kiện để chúng ta quyết định đánh đòn "điểm huyệt" Buôn Ma Thuột (ngày 10/3/1975), lần lượt giải phóng các tỉnh Tây Nguyên, ven biển miền Trung và hải đảo, miền Đông Nam Bộ. Đúng 17 giờ ngày 26/4/1975, chiến dịch mang tên Bác Hồ vĩ đại giải phóng Sài Gòn - Gia Định bắt đầu. Các quân đoàn chủ lực tinh nhuệ của ta cùng lúc tiến công với tinh thần "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng", đồng thời với sự nổi dậy mạnh mẽ của quần chúng ở nội, ngoại thành Sài Gòn - Gia Định, quân và dân ta đã nhanh chóng khống chế toàn bộ lực lượng của địch từ Trung ương đến cơ sở. Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng, miền Nam và cả nước ngập tràn sắc đỏ cờ, hoa mừng ngày hội lớn - Ngày hội Đại thắng của toàn dân tộc Việt Nam.

Chiến thắng 30/4/1975 là trang sử hào hùng, một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976) đã nhận định: "Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

30t41

Chiến thắng 30/4 là thành quả của tinh thần bất khuất của dân tộc được phát huy mạnh mẽ trong thời đại Hồ Chí Minh “…thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…”. Để có được những chiến thắng vĩ đại đó, biết bao lớp người đi trước đã phải trải qua những năm tháng ác liệt, gian khổ, đã phải hy sinh xương máu, công sức và trí tuệ của mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Lớp lớp thế hệ thanh niên "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai".

Dấu ấn kỳ tích Đại thắng mùa Xuân 1975 của dân tộc ta đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Các thế hệ người Việt Nam ngày càng cảm nhận đầy đủ và sâu sắc giá trị của chiến công hiển hách mang tầm vóc thời đại này. Song đối với không ít người Mỹ và phương Tây, nhất là các chính khách, các nhà chiến lược quân sự, chính trị của đất nước đã đem quân xâm lược nước ta, thì "hội chứng Việt Nam" vẫn chưa có hồi kết, vẫn còn đang âm ỉ, nhức nhối với câu hỏi: "Vì sao nước Mỹ hùng mạnh trên thế giới về quân sự và kinh tế lại thất bại ở Việt Nam?".

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khép lại cánh cửa chủ nghĩa thực dân mới, làm tiêu tan bao mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch hòng thôn tính, đô hộ, nô dịch, ngăn cản sự phát triển mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam. Năm tháng chiến tranh rồi cũng sẽ qua đi, song các nhà chiến lược Mỹ đã can dự vào cuộc chiến tranh Đông Dương nói chung, chiến tranh Việt Nam nói riêng không thể nào biện minh được sự thảm bại cay đắng của một đế quốc lớn trước một đội quân "nhà nghèo" (theo cách nói của họ). Nếu như Henry Kissinger, nguyên Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kì bàng hoàng không hiểu "cái gì đó đã nhen lên trong dân tộc đó những ngọn lửa anh hùng và nghị lực như vậy"; thì tướng Maxwell D. Taylor, cựu Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn phải chua chát thừa nhận: "Tất cả chúng ta đều có phần của mình trong thất bại của Mỹ ở Việt Nam, và chẳng có gì là tốt đẹp cả. Chúng ta không hề có một anh hùng nào trong cuộc chiến tranh này...". Thế nên, những người Mỹ phản đối chiến tranh xâm lược khi nghe tin Việt Nam đại thắng đã coi thắng lợi của nhân dân Việt Nam là "thắng lợi vô song của lòng yêu nước và trí tuệ con người".

“30 tháng 4 trong niềm vui trọn vẹn 
Nước mắt thôi rơi cuộc chiến đã tàn
   Đẹp rạng ngời khi Tổ quốc vinh quang 
   Dân tộc Việt Nam bình yên mãi mãi”.

                                                                          Trích: “Hồi ức tháng Tư” của Nguyễn Quang Long.

Đã qua 42 năm nhưng khí thế đó vẫn không ngừng sục sôi và đang truyền lửa đến các thế hệ mai sau. Chúng ta - thế hệ trẻ ngày nay phải thức tỉnh được rằng: Mọi chiến thắng đều không dễ dàng và tuổi trẻ cần làm gì để giữ gìn nền hòa bình, đồng thời dựng xây đất nước phồn vinh? Sự trông đợi của thế hệ cha anh cũng như nguyện vọng đổi thay đưa đất nước tiến lên mà thế hệ trẻ phải không ngừng phấn đấu hơn nữa, thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nướcBác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Dù đã dành được độc lập nhưng chúng ta cũng không có quyền chủ quan với thời cuộc, không được phép ngủ quên trong chiến thắng. Trong thời đại ngày nay, tuổi trẻ chúng ta phải dùng trí tuệ của mình để đưa đất nước bước lên một tầm cao mới, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cũng là dịp để tất cả chúng ta - nhất là thế hệ trẻ hôm nay biết nêu cao lòng tự hào dân tộc, biết vì tương lai một Việt Nam tươi sáng mà tiếp tục phấn đấu, cống hiến, hy sinh. Non sông gấm vóc đang chờ bàn tay, khối óc của tất cả chúng ta./.

                                                                                                                                                                                    Thùy Trang

 5K

Số tài khoản ủng hộ Hội khuyến học:
Tên: Trường THPT Nguyễn Huệ
Số TK: 218 201 000 xyz
Tại ngân hàng NN&PTNT Quảng Nam
DANH SÁCH MẠNH THƯỜNG QUÂN
CỰU GIÁO VIÊN-HỌC SINH ỦNG HỘ

Xem tại đây: Danh sach cơ quan, cá nhân ủng hộ 20/11/2020 và 20 năm thành lập trường.

1. Công ty Hùng Hoàng Hoa: 10.000.000 VNĐ

2. Công ty Tấn Đức-Đà Nẵng: 20.000.000 VNĐ

3. Công ty sắt thép ThànhViệt: 2.000.000 VNĐ

4. Cựu HS Khóa 2000-2003: 6.500.000 VNĐ

5. Cựu HS Khóa 2006-2008: 3.000.000 VNĐ

6. Công ty TNHH gạch Đồng Tâm Nhất Nguyên: 5.000.000 VNĐ

7. Công ty Trầm Hương Hồng Ngọc: 15.000.000 VNĐ

Hội khuyến học nhà trường xin cảm ơn và ghi nhận tình cảm mạnh thường quân, các em Cựu HS. Chúc hạnh phúc và thành đạt!

Liên kết web

Hiện có 22 khách Trực tuyến

Gallery ảnh

Liên kết Portal mới

congelearning
tracnghiemonline1
csdlnganh
qoofice
solienlacdientu
tracuudiemthi
ooffice so
truonghocketnoi
facebookketnoi
tiengnoihocsinh

Liên hệ

logo_nguyenhue

Thầy Trần Văn Chương - Quản trị mạng
Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam
Tel: 0972.889345
Email: tranchuongnt@gmail.com

Thống kê

Các thành viên : 12
Nội dung : 590
Liên kết web : 120
Số lần xem bài viết : 2064287

Cấu hình bố cục

Hướng

Phong cách menu

Màu giao diện

TAVICO TOOLS