Chuyện: LỄ PHONG HÀM ĐẠI TƯỚNG CHO NGƯỜI ANH CẢ QUÂN ĐỘI - VÕ NGUYÊN GIÁP.

  • PDF.InEmail

Vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng và trở thành vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam khi mới ở tuổi 37. Đức độ, tài năng, khiêm tốn và giản dị, dân chủ và bao dung, thanh cao và quyết đoán - đó là nhân cách, phong cách của nhà quân sự thiên tài được hun đúc từ đất nước có mấy ngàn năm lịch sử - Võ Nguyên Giáp vị tướng tài đức vẹn toàn, một con người Việt Nam đã thuộc về nhân loại.

VNGaNgười thanh niên quê hương Lệ Thủy, Quảng Bình, mãnh đất của gió Lào và cát trắng, sự khắc nghiệt của thiên nhiên, nhưng nơi đây cũng nhận sự ưu ái của tạo hóa, Động Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên thế giới; quê hương sản sinh cho dân tộc Việt Nam, nhân loại trong thế kỷ XX một vị tướng hùng anh Võ Nguyên Giáp.

Qua một hành trình dài: từ một nhà giáo dạy sử, nhà báo, nhà hoạt động cách mạng, nhà quân sự thiên tài. Với con đường tự học, tự rèn bằng sự trãi nghiệm thông qua thực tiễn Võ Nguyên Giáp trở thành một vị tướng kiệt xuất.

            (Sắc lệnh số: 110/SL phong hàm đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp tổng chỉ huy quân đội quốc gia, ngày 20/01/1948. (ảnh tư liệu))

   Năm 1948 đồng chí Võ Nguyên Giáp lúc bấy giờ 37 tuổi (1911-1948) trở thành vị đại tướng đầu tiên Việt Nam và được quân đội ta gọi bằng cái tên kính yêu: Anh Cả.

               Ngày 20 tháng 01 năm 1948 tại Việt Bắc, sau chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 110/SL, phong hàm đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp tổng chỉ huy quân đội quốc gia; sắc lệnh 112/SL, phong hàm trung tướng cho đồng chí Nguyễn Bình, chỉ huy quân sự miền Nam; sắc lệnh 111/SL, phong hàm thiếu tướng cho Nguyễn Sơn, do đồng chí Nguyễn Sơn ở xa nên chủ tịch ủy ban hành chính liên khu 4 được ủy nhiệm làm lễ thụ phong.

               Trong tác phẩm “Vị tướng đầu tiên quân đội nhân dân Việt Nam”, thượng tướng Phùng Thế Tài kể lại: Hôm đó, đúng 13giờ chiều ngày 27/05/1948 tại Lục Rã chân đèo Re, Quốc hội, Chính phủ tổ chức buổi Lễ long trọng phong hàm đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp. Hồ Chủ tịch và cụ Bùi Bằng Đoàn, Trưởng Ban Thường vụ Quốc hội đứng hai bên bàn thờ Tổ quốc. Toàn thể nhân viên Chính phủ xếp hàng ở phía trước. Bác bước ra trước bàn thờ Tổ quốc, tay cầm bản Sắc lệnh, và gọi đồng chí Võ Nguyên Giáp ra đứng bên cạnh. Mọi người chờ đợi Bác cất tiếng, mà sao chẳng thấy Bác nói gì. Mọi người hướng ánh mắt về Bác, Bác đưa tay cầm khăn mùi xoa lau nước mắt. Lúc này ai cũng xúc động, những giây phút im lặng thiêng liêng, 5 phút..7 phút và Bác mới cất tiếng, giọng trầm trầm:

VNGb“Các cụ ta qua bao thế hệ chiến đấu cho độc lập mà không thành, nhắm mắt mà chưa thấy được dân tộc tự do. Chúng ta may mắn hơn nhưng còn phải bao nhiêu hy sinh cố gắng. Hôm nay, việc phong tướng cho chú Giáp là kết quả của bao nhiêu gian khổ hy sinh, chiến đấu đồng bào, đồng chí, chúng ta phải quyết giành được độc lập, tự do để thoải lòng những người đã mất”. Nói xong, Bác giao bản sắc lệnh cho đồng chí Võ Nguyên Giáp và Bác nói với Võ Nguyên Giáp: “Nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác trao cho chú hàm đại tướng để chú điều khiển binh sĩ, làm tròn sứ mệnh mà nhân dân phó thác cho”.  

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng đầu, thứ ba từ trái sang) bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau lễ phong quân hàm Đại tướng, tại Lục Rã, chân đèo Re, ngày 27/5/1948. (ảnh tư liệu)

Liên tưởng câu chuyện phong tướng đồng chí Võ Nguyên Giáp, lời nói Bác đầm ấm và ngấm lệ, ngẫm mà chạnh lòng cho một lớp người tiền bối; Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học, Trần Cao Vân, Trần Quý Cáp … họ khởi xướng, lãnh đạo các phong trào đấu tranh chống Pháp, tìm đường cứu giống nòi và họ ngã xuống nhưng trong sự uất hận mất nước, chưa thấy ánh mặt trời.

Phan Bội Châu cả cuộc đời vì dân vì nước để rồi …Trong hai lần viết tự thuật, cụ Phan thật khiêm nhường khi nói về mình: “Than ôi! Bao nhiêu năm bôn tẩu, mưu tính trăm việc mà không nên một việc gì, nghĩ mình lỗi nặng, tội nhiều...” (trích: Ngục trung thư),Than ôi! Lịch sử của tôi là lịch sử một trăm lần thất bại mà không một thành công(trích: Phan Bội Châu niên biểu). Trong lời điếu đọc trước mộ Phan Châu Trinh, cụ Huỳnh Thúc Kháng tỏ bày: “Thôi đất vàng một nắm, giấc mộng nghìn thu, sự nghiệp anh hùng ngày nay hết cuộc. Chúng tôi chỉ mong mai sau này những người kế chí tiên sinh, làm cho vẻ vang dân tộc Việt Nam ta. Thì linh hồn tiên sinh sẽ được yên ổn mà ngậm cười nơi chín suối vậy”. Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ Hồ Chí Minh) qua đời ngày 27-11-1929 tại Sa Đéc (Đồng Tháp); từ túp lều tranh Bến Ngự (Huế), Phan Bội Châu có gửi lời viếng bạn tri ân. Trùng tuyền hạ, đối án hàn huyên, cầm sắt hữu thanh giai quốc thảo. Tạm dịch là: Dưới suối vàng, cùng nhau trò chuyện, tình bạn Sắt San đều vì việc nước. (Sắc - Nguyễn Sinh Sắc; San: Phan Văn San khai sinh Phan Bội Châu)

Duy có cụ Huỳnh Thúc Kháng thuộc lớp người khoa bảng, nhưng may mắn hơn được sống và làm việc sau năm 1945. Cụ đã thấy được, hưởng được tự do độc lập. Thư cụ gửi cho Hồ Chủ tịch lúc lâm chung đã nói lên điều đó. Từ Quảng Ngãi, trên giường bệnh, ngày 14/4/1947 Cụ đọc cho người thư kí riêng của mình ghi bức thư gửi Hồ Chủ tịch: “Kính gửi cụ Hồ Chủ tịch! Tôi bệnh nặng chắc không qua khỏi. Bốn mươi năm ôm ấp độc lập và dân chủ, nay nước đã độc lập chế độ dân chủ đã thực hiện, thế là tôi chết hả. Chỉ tiếc không được gặp Cụ lần cuối cùng. Chúc Cụ sống lâu để dìu dắt quốc dân trên đường vinh quang hạnh phúc. Chào vĩnh quyết! ” .

Thế kỷ XX thế kỷ của những chiến công lừng lẫy, những chiến công ấy sánh với mấy ngàn năm lịch sử dân tộc, như: Bạch Đằng, Chi Lăng, Xương Giang, Đống Đa… và gắn liền với vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Trong những thập niên 50, 60, 70 thế kỷ XX, bè bạn tiến bộ trên thế giới xuống đường ủng hộ Việt Nam họ hô vang: Việt Nam! Hồ Chí Minh! Giáp! Giáp…! Một vị tướng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà hy sinh chiến đấu. Quân đội gọi ông là Anh Cả; bè bạn, đồng chí gọi ông là Anh Văn, gia đình gọi ông là Võ Nguyên Giáp, kẻ thù (trong chiến tranh) gọi ông là tướng Giáp, thế giới gọi ông là vị tường huyền thoại. Còn ông, quên mình và hướng về nhân dân. Nhân chuyến về thăm quê hương nói chuyện với học sinh: “Niềm tin của nhân dân như ngọn đèn không tắt. Đừng bao giờ quên cái gốc của mình từ nhân dân mà ra. Ở nơi đâu bất cứ hoàn cảnh nào cũng đừng phụ tấm lòng trông đợi của nhân dân… ” Trả lời báo nước ngoài: “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng huyền thoại, nhưng tôi tự nghĩ, tôi bình đẳng với những người lính của mình” . Võ Nguyên Giáp, học trò xuất sắc, gần gũi Hồ Chí Minh, vị tướng tài đức vẹn toàn, một con người Việt Nam đã thuộc về nhân loại./.

Tin và ảnh: PHAN HÀ


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 5K

Số tài khoản ủng hộ Hội khuyến học:
Tên: Trường THPT Nguyễn Huệ
Số TK: 218 201 000 xyz
Tại ngân hàng NN&PTNT Quảng Nam
DANH SÁCH MẠNH THƯỜNG QUÂN
CỰU GIÁO VIÊN-HỌC SINH ỦNG HỘ

Xem tại đây: Danh sach cơ quan, cá nhân ủng hộ 20/11/2020 và 20 năm thành lập trường.

1. Công ty Hùng Hoàng Hoa: 10.000.000 VNĐ

2. Công ty Tấn Đức-Đà Nẵng: 20.000.000 VNĐ

3. Công ty sắt thép ThànhViệt: 2.000.000 VNĐ

4. Cựu HS Khóa 2000-2003: 6.500.000 VNĐ

5. Cựu HS Khóa 2006-2008: 3.000.000 VNĐ

6. Công ty TNHH gạch Đồng Tâm Nhất Nguyên: 5.000.000 VNĐ

7. Công ty Trầm Hương Hồng Ngọc: 15.000.000 VNĐ

Hội khuyến học nhà trường xin cảm ơn và ghi nhận tình cảm mạnh thường quân, các em Cựu HS. Chúc hạnh phúc và thành đạt!

Liên kết web

Hiện có 205 khách Trực tuyến

Gallery ảnh

Liên kết Portal mới

congelearning
tracnghiemonline1
csdlnganh
qoofice
solienlacdientu
tracuudiemthi
ooffice so
truonghocketnoi
facebookketnoi
tiengnoihocsinh

Liên hệ

logo_nguyenhue

Thầy Trần Văn Chương - Quản trị mạng
Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam
Tel: 0972.889345
Email: tranchuongnt@gmail.com

Thống kê

Các thành viên : 12
Nội dung : 587
Liên kết web : 120
Số lần xem bài viết : 2054715

Cấu hình bố cục

Hướng

Phong cách menu

Màu giao diện

TAVICO TOOLS