HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VIỆT NAM 21/4

  • PDF.InEmail

"… Hãy yêu quý sách, nó làm cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn, nó dạy cho các bạn biết quý trọng con người và bản thân mình, nó chắp cánh cho trí tuệ và đem lại cho trái tim tình yêu… Hãy yêu quý sách - nguồn gốc của kiến thức" . M. GOÓC-KI

Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng: sách là chiếc chìa khoá vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người, là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô tận, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh; sách là kho tàng tri thức quan trọng đối với tất cả mọi người bởi sách ghi lại những kiến thức, những giá trị của cuộc sống mà người đi trước đã kiếm tìm, học tập, trãi nghiệm và truyền lại cho thế hệ sau. Mọi thành công của con người đều nhờ sự kết hợp của kinh nghiệm bản thân với tri thức lĩnh hội được từ việc học trong cuộc sống và trong sách vở. Chính vì vậy mà từ lâu sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết của loài người trên thế giới. 

          Nhận thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách, Thủ tướng Chính phủ quyết định năm 2014 là năm đầu tiên Việt Nam lấy ngày 21/4 là Ngày Sách Việt Nam. Tháng 4 là thời điểm phát hành cuốn sách “Đường Kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh - tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam. Việc chọn Ngày Sách Việt Nam gắn với một tác phẩm nổi tiếng của Người mang ý nghĩa to lớn và sâu sắc. Bên cạnh đó, tháng 4 còn là thời gian diễn ra Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4). Vì vậy, Ngày sách Việt Nam không những thể hiện được sự hội nhập của Việt Nam với thế giới mà còn hấp dẫn và lôi cuốn bạn đọc đông đảo trên cả nước, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong "văn hóa đọc" của người Việt, đồng thời tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.

            Nhân kỷ niệm 4 năm Ngày sách Việt Nam (21/4/2014 – 21/4/2017), tôi xin mạo muội trích lại một phần bài viết của mình trước đây khi bàn về văn hóa đọc để chúng ta hiểu hơn thế nào là văn hóa đọc, để từ đó chúng ta có những nhìn nhận về văn hóa đọc và biết trân trọng những tri thức có trong sách.

            “Văn hóa đọc được hiểu theo những quan điểm sau đây:

            Văn hóa đọc là hoạt động tầm cao của con người. Vậy thế nào là hoạt động văn hóa? Hoạt động nào làm cho mình, cho người khác, cho xã hội, cho thế giới..., trở nên tốt đẹp hơn thì đó gọi là hoạt động văn hóa. Có 4 nhóm hoạt động văn hóa sẽ tạo ra sản phẩm khác nhau: hoạt động sản xuất: kết quả của hoạt động này là tạo ra sản phẩm, hoạt động giải trí: kết quả của nó là niềm vui, hoạt động tu dưỡng: kết quả là đạo đức, hoạt động nhận thức thì kết quả của nó chính là tri thức. Trong đó, hoạt động nhận thức (hướng tới tri thức) là rất quan trọng bởi vì:

Hầu như mọi tri thức của con người đều được lưu giữ trong tài liệu viết, cho nên khi đọc, con người có điều kiện tiếp cận với khối lượng tri thức khổng lồ. Nếu đọc, con người sẽ tiếp cận được với nguồn tri thức đảm bảo cao nhất. Ví dụ, nếu chúng ta học từ thầy giáo thì dù chúng ta lĩnh hội tri thức từ thầy một cách đầy đủ thì sự hiểu biết của chúng ta có giỏi cho đến mấy cũng chỉ bằng thầy, còn khi đọc, con người sẽ tiếp nhận rất nhiều tri thức có trong tài liệu, trong sách vở. Những tri thức này do những người tài giỏi, đạo đức, có phẩm chất tốt của xã hội viết nên và lưu lại trong tài liệu viết. Đây chính là nguồn tri thức đảm bảo nhất.

Đọc là phương thức tiếp cận tri thức dễ dàng, thuận lợi nhất cho con người. Bởi vì văn hóa đọc tương thích với mọi điều kiện của con người (không phân biệt người giỏi, không phân biệt trình độ học vấn, không phân biệt lứa tuổi, thời gian, tiền bạc...) Tất cả đều tìm tới tri thức thông qua việc đọc được. Một xã hội trong đó cộng đồng người đọc sách nhiều thì xã hội đó là xã hội thông thái. Như vậy, văn hóa đọc là hoạt động tầm cao của con người.

Văn hóa đọc là đọc có văn hóa. Hoạt động đọc ấy phải xuất phát từ mục đích đọc đúng đắn. Hoạt động đọc được thực hiện với một thái độ trân trọng. Thái độ trân trọng ở đây chính là trân trọng đối với người viết nên cuốn sách (tác giả), đối với người sản xuất ra cuốn sách (nhà xuất bản). Hoạt động đọc được thực hiện với một thái độ trân trọng tri thức có trong sách vở. Đọc có văn hóa là đọc đúng phương pháp, mỗi một mục đích đọc sách đều tương thích với một phương pháp đọc. Việc áp dụng đúng văn hóa đọc thì đó là người có văn hóa đọc. Đọc có văn hóa là người có kỹ năng đọc tốt: đọc có hiệu quả, chất lượng, hiểu đúng vấn đề, tiếp thu được những tri thức mà cuốn sách đó đem lại.

Văn hóa đọc là một phương thức nhận thức thông qua việc giải mã chữ viết. Đây chính là phương thức nhận thức. Nhận thức là một hoạt động văn hóa, đọc là một phương thức văn hóa, để đáp ứng nhu cầu nhận thức cho nên đọc cũng là hoạt động văn hóa. Những phương thức nhận thức này khác với phương thức khác (phương thức nghe, nhìn, trãi nghiệm,..) ở chỗ việc giải mã chữ viết để có được nhận thức. Quá trình đọc giống như quá trình nhận thức. Dùng mắt, tay để nhận dạng chữ viết, dùng lý trí để phân tích ý nghĩa, phân tích ngữ pháp, phân tích ngữ cảnh, xác định ý nghĩa và dùng ý chí, tình cảm để lưu giữ vào bộ não. Đọc tương thích cho phép con người có đủ thời gian để suy nghĩ, để nghiền ngẫm, để vận dụng tri thức. Đọc là phương thức đem lại cho con người hiệu quả tốt nhất và cao nhất, nó vận dụng được tất cả năng lực của con người.”

Văn hóa đọc là hoạt động văn hóa tầm cao của con người. Thông qua văn hóa đọc mọi người dân, tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống của mình. Văn hóa đọc có thể giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn. Chính vì vậy, phát triển văn hóa đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực - nhân tố quyết định mọi thành công. Xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần đem lại cho dân tộc Việt Nam sức mạnh của trí tuệ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

                                                                                                                    Kim Anh

     Một số hình ảnh hoạt động đọc sách tại Thư viện Trường THPT Nguyễn Huệ

s1

s2

s3

s4


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 5K

Số tài khoản ủng hộ Hội khuyến học:
Tên: Trường THPT Nguyễn Huệ
Số TK: 218 201 000 xyz
Tại ngân hàng NN&PTNT Quảng Nam
DANH SÁCH MẠNH THƯỜNG QUÂN
CỰU GIÁO VIÊN-HỌC SINH ỦNG HỘ

Xem tại đây: Danh sach cơ quan, cá nhân ủng hộ 20/11/2020 và 20 năm thành lập trường.

1. Công ty Hùng Hoàng Hoa: 10.000.000 VNĐ

2. Công ty Tấn Đức-Đà Nẵng: 20.000.000 VNĐ

3. Công ty sắt thép ThànhViệt: 2.000.000 VNĐ

4. Cựu HS Khóa 2000-2003: 6.500.000 VNĐ

5. Cựu HS Khóa 2006-2008: 3.000.000 VNĐ

6. Công ty TNHH gạch Đồng Tâm Nhất Nguyên: 5.000.000 VNĐ

7. Công ty Trầm Hương Hồng Ngọc: 15.000.000 VNĐ

Hội khuyến học nhà trường xin cảm ơn và ghi nhận tình cảm mạnh thường quân, các em Cựu HS. Chúc hạnh phúc và thành đạt!

Liên kết web

Hiện có 23 khách Trực tuyến

Gallery ảnh

Liên kết Portal mới

congelearning
tracnghiemonline1
csdlnganh
qoofice
solienlacdientu
tracuudiemthi
ooffice so
truonghocketnoi
facebookketnoi
tiengnoihocsinh

Liên hệ

logo_nguyenhue

Thầy Trần Văn Chương - Quản trị mạng
Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam
Tel: 0972.889345
Email: tranchuongnt@gmail.com

Thống kê

Các thành viên : 12
Nội dung : 588
Liên kết web : 120
Số lần xem bài viết : 2055404

Cấu hình bố cục

Hướng

Phong cách menu

Màu giao diện

TAVICO TOOLS