KỶ NIỆM 52 NĂM NGÀY ANH HÙNG LIỆT SỸ NGUYỄN VĂN TRỖI HY SINH (15/10/1964-15/10/2016)

  • PDF.InEmail

Có những phút làm nên lịch sử,

Có cái chết hóa thành bất tử.

Có những lời hơn mọi bài ca,

Có con người như chân lí sinh ra..”.

Nhà thơ Tố Hữu đã khép chín phút cuối cùng của Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi trước pháp trường kẻ thù nên vòng hoa nguyệt quế bất tử - lời thơ mang tính dự báo. Đúng vậy, hôm nay hơn nửa thế kỷ anh Nguyễn Văn Trỗi đi xa, nhưng những gì anh để lại, hình ảnh, lời hô vang vọng, những câu nói … là di sản vô giá, làm hành trang, sức mạnh cho mọi người Việt Nam, thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm qua, hôm nay và mãi về sau.

ahnvt1Vào 09h45 phút ngày 15/10/1964, anh Nguyễn Văn Trỗi bị bọn đế quốc và tay sai đem ra xử bắn tại pháp trường nhà lao Khám Chí Hoà (Sài Gòn). Với chín phút ngắn ngủi tại pháp trường Anh đã làm nên bản hùng ca bất diệt về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người thanh niên thợ điện trở thành biểu tượng của các thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập, tự do cho tổ quốc thân yêu và gắn kết cả những phong trào chống Mỹ trên toàn thế giới, nhất là khu vực Mỹ la tinh những thập niên 60, 70 thế kỷ XX.

Anh Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 01 tháng 02 năm 1940, là con thứ 3 (gia đình còn gọi Anh là Tư Trỗi) sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng giàu truyền thống cách mạng, thân phụ là ông Nguyễn Văn Hóa (tự Thoàn) từng tham gia cách mạng chống Pháp, anh ruột Nguyễn Văn Toàn cũng tham gia chống Mỹ hoạt động tại Điện Bàn. Quê nhà tại làng Thanh Quít xã Điện Thắng (nay là xã Điện Thắng Trung), Điện Bàn, Quảng Nam. Sau Hiệp định Genève, năm 1956 (16 tuổi) anh vào Sài Gòn sinh sống và làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán. Anh tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây - Nam Sài Gòn. Năm 1964, anh tham gia tập huấn cách đánh Biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An). Ngày 02 tháng 5 năm 1964, anh xin tham gia nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Mỹ do Bộ trưởng Quốc phòng Robert MacNamara dẫn đầu sang miền Nam Việt Nam. Dù trước đó tổ chức có lời can ngăn không giao nhiệm vụ cho anh (do anh vừa cưới vợ được 19 ngày) nhưng anh quyết tâm nhận nhiệm vụ. Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 09 tháng 5 năm 1964. Chúng tra tấn anh rất dã man nhằm tìm ra tổ chức nhưng không đạt kết quả. Chúng chuyển sang mua chuộc bằng những lời ngon ngọt, thậm chí đem chuyện gia đình vợ mới cưới xinh đẹp ra để hòng làm nao núng trái tim anh. Nhưng trước, sau chúng đều bị Anh đáp lại bằng những lời đanh thép buột tội cướp nước của đế quốc Mỹ, và tội bán nước của bọn tay sai Nguyễn Khánh. Anh nói: Tôi nói với mấy người, tôi làm việc phải, tôi giết bọn cướp nước thì dù nguy hiểm, thương tật hay hy sinh, tôi cũng vui lòng. Tôi không thể sống như bọn tay sai mong được an thân để làm hại đồng bào!” hay “ Sống như các người tôi sống không nổi, sống như thế thà chết còn hơn”. Những câu nói đó đến hôm nay còn nguyên giá trị và tính thời sự của nó. Anh đã tuyên bố với bọn đế quốc: “ Còn đế quốc Mỹ không ai còn hạnh phúc nổi cả... Nơi nào có đế quốc Mỹ nơi đó có chất nổ”… Không khuất phục được anh, bọn Ngụy quyền Sài Gòn cùng quan thầy Mỹ đưa anh ra tòa án quân sự kết án tử hình. Để cứu anh, một tổ chức du kích Venezuela tuyên bố trao đổi anh với một con tin là trung tá không quân Mỹ là Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Tuy nhiên, Mỹ và bọn tay sai đã lật lọng, đến phút chót. Sau khi viên sĩ quan Mỹ vừa đuợc trả tự do phía bên kia nửa vòng trái đất thì ở miền Nam Việt Nam, bọn chúng đưa anh đi xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hòa. Trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài, những phút cuối cùng, bọn chúng xốc anh ra pháp trường, anh tập tễnh trên cái chân bị gãy, không cho bọn chúng giở trò rửa tội, không cho chúng bịt mắt, “hãy để tôi nhìn quê hương lần cuối”. Những lời cuối cùng được các phóng viên ghi lại: Trước khi những họng súng đen ngòm đầy tội ác chĩa về phía anh nhả đạn.

Anh hô vang:

“Hãy nhớ lấy lời tôi!

Đả đảo đế quốc Mỹ!

Đả đảo Nguyễn Khánh!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Việt Nam muôn năm!”

            Những di ảnh của anh và hơn 30 câu nói, đanh thép anh đáp lại kẻ thù và những câu nói ân cần căn dặn vợ Phan Thị Quyên trong tác phẩm “Sống như Anh” của nhà văn Trần Đình Vân (Thái Duy) đã tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ trong thế hệ trẻ lúc bấy giờ với phương châm“ Sống như Anh” , “..nhớ lấy lời Anh”; trở thành hành động của hàng vạn, hàng triệu thanh niên, học sinh, sinh viên miền Nam lúc bấy giờ như xuống đường, hát vang khúc ca“ Nối vòng tay lớn…“ Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi. ”, thoát ly lên căn cứ cầm súng đánh Mỹ- ngụy; thanh niên miền Bắc xếp bút nghiên lên đường, xẻ dọc trường sơn đi cứu nước…  

            Anh thật sự xứng đáng với lời Bác Hồ khen tặng:"Vì Tổ Quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của Anh hùng Trỗi là một tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập".

Hơn nửa thế kỷ anh đã đi xa, thế hệ của anh nay đã “thất thập cổ lai hy”, nhưng những thế hệ kế tiếp vẫn mãi nghĩ về anh và không thể nào quên những phút làm nên lịch sử của anh với lòng ngưỡng mộ, cảm phục và tri ân sâu xa. Anh ngã xuống cho Tổ quốc đứng dậy.

Bằng hành động của mình thế hệ trẻ cả nước và Quảng Nam, hàng năm đến ngày 15-10 các trường học trong cả nước lại tổ chức sinh hoạt ngoài giờ “Kỷ niệm ngày Giỗ Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi ”. Năm 1994, kỷ niệm 30 năm ngày anh hy sinh, tuổi trẻ Quảng Nam - Đà Nẵng đã góp sức xây dựng ngôi nhà lưu niệm Anh trong khuôn viên nghĩa trang liệt sỹ huyện Điện Bàn. Năm 2012, nhân kỷ niệm 48 năm ngày Anh hy sinh (15-10-2012) tuổi trẻ Quảng nam khánh thành công trình “ Xây dựng và nâng cấp Nhà lưu niệm Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi ”. Cũng dịp này Huyện Điện Bàn kêu gọi tuổi trẻ cả nước tích cực sưu tầm hình ảnh tư liệu, kỷ vật và các đoạn video giới thiệu về cuộc đời Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi để trưng bày tại nhà lưu niệm, và nơi trở thành địa chỉ đỏ trong hành trình về nguồn của tuổi trẻ Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung. Kỷ niệm ngày hy sinh của anh - Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, chúng ta nguyện đời đời ghi nhớ công ơn anh, cùng đồng bào, chiến sỹ cả nước đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong gia đoạn hiện nay./. 

PHAN HÀ

 5K

Số tài khoản ủng hộ Hội khuyến học:
Tên: Trường THPT Nguyễn Huệ
Số TK: 218 201 000 xyz
Tại ngân hàng NN&PTNT Quảng Nam
DANH SÁCH MẠNH THƯỜNG QUÂN
CỰU GIÁO VIÊN-HỌC SINH ỦNG HỘ

Xem tại đây: Danh sach cơ quan, cá nhân ủng hộ 20/11/2020 và 20 năm thành lập trường.

1. Công ty Hùng Hoàng Hoa: 10.000.000 VNĐ

2. Công ty Tấn Đức-Đà Nẵng: 20.000.000 VNĐ

3. Công ty sắt thép ThànhViệt: 2.000.000 VNĐ

4. Cựu HS Khóa 2000-2003: 6.500.000 VNĐ

5. Cựu HS Khóa 2006-2008: 3.000.000 VNĐ

6. Công ty TNHH gạch Đồng Tâm Nhất Nguyên: 5.000.000 VNĐ

7. Công ty Trầm Hương Hồng Ngọc: 15.000.000 VNĐ

Hội khuyến học nhà trường xin cảm ơn và ghi nhận tình cảm mạnh thường quân, các em Cựu HS. Chúc hạnh phúc và thành đạt!

Liên kết web

Hiện có 21 khách Trực tuyến

Gallery ảnh

Liên kết Portal mới

congelearning
tracnghiemonline1
csdlnganh
qoofice
solienlacdientu
tracuudiemthi
ooffice so
truonghocketnoi
facebookketnoi
tiengnoihocsinh

Liên hệ

logo_nguyenhue

Thầy Trần Văn Chương - Quản trị mạng
Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam
Tel: 0972.889345
Email: tranchuongnt@gmail.com

Thống kê

Các thành viên : 12
Nội dung : 588
Liên kết web : 120
Số lần xem bài viết : 2055740

Cấu hình bố cục

Hướng

Phong cách menu

Màu giao diện

TAVICO TOOLS